Bẩy sai lầm khi muốn tiết kiệm điện sử dụng điều hòa
Có những thói quen sai lầm khi sử dụng điều hòa mà ít người chú ý tới, khiến tiền điện nhà bạn tăng lên mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm danh 7 sai lầm dễ mắc khi sử dụng điều hòa.
Năm thói quen gây tốn điện khi sử dụng điều hòa
Có những thói quen sai lầm khi sử dụng điều hòa mà ít người chú ý tới, khiến tiền điện nhà bạn tăng lên mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm danh 5 sai lầm dễ mắc khi sử dụng điều hòa.
1. Không vệ sinh điều hòa nhiệt độ:
Nếu bụi bẩn bám vào, khả năng làm mát của điều hòa sẽ giảm đi và tiêu tốn điện năng hơn để làm mát đến mức nhiệt yêu cầu. Vì vậy, để đảm bảo điều hòa có thể cung cấp đủ không khí lạnh, cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh không để bụi bẩn bám vào.
Các loại điều hòa nhiệt độ cũ (sử dụng khoảng 2 năm) không được vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa cẩn thận sẽ rất bẩn. Mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính. Nếu bụi ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng. Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.
2. Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa:
Đây là thói quen quá quen thuộc khi chúng ta sử dụng điều hòa. Tuy nhiên, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại hơn rất nhiều so với không khí ngoài trời và dễ sản sinh nhiều vi khuẩn gây hại khi không được trao đổi khí thường xuyên.
Không nên đóng kín hoàn toàn cửa phòng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ bởi không khí trong phòng cần được điều hòa trao đổi để tránh ô nhiễm. Tốt nhất khoảng 30 phút - 1 tiếng nên hé mở cửa phòng. Nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí để lọc bớt bụi bẩn và vi khuẩn.
3. Để điều hòa chạy liên tục:
Trong những ngày nắng nóng, nhiều nhà thường để điều hòa chạy liên tục. Tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt. Nếu bạn đi ra ngoài lâu, nên tắt điều hòa để tiết kiêm điện năng.Thêm đó, cũng nên sử dụng nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chế độ ngủ đêm được bổ sung ở một số mẫu điều hòa mới hiện nay. Chế độ này hỗ trợ tăng dần nhiệt độ (thường mỗi giờ máy sẽ tăng 0.5 độ và tối đa là 2 độ C) để tránh cho người dùng tỉnh giấc về đêm do cảm thấy lạnh. Khi máy tăng nhiệt độ cũng đồng nghĩa với công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện hơn.
4. Tắt máy khi phòng đã đủ lạnh:
Nhiều người cho rằng, khi phòng đã đủ lạnh, việc tắt điều hòa sẽ tiết kiệm điện và giảm tải cho điều hòa. Vì vậy, nhiều người thường tắt điều hòa khi đủ mát và lại bật lên khi nhiệt độ phòng tăng. Thậm chí, nhiều người có thói quen bật/tắt liên lục với mong muốn tiết kệm điện.
Đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và nhanh hỏng máy. Đối với các máy điều hòa biến tần Inverter khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền.
Nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy lạnh. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng máy lạnh và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 5 - 7 độ C. Ngoài ra, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng. Ngoài ra, việc ngắt điện vào máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.
5.Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích
Nhiều người cho rằng điều hòa càng lớn thì công suất thì càng tốt. Nhưng trên thực tế máy điều hòa không khí quá lớn sẽ không ngừng chu kỳ và tắt, dẫn đến việc sử dụng năng lượng nhiều và thay đổi nhiệt độ không thoải mái.
Nếu bạn cần một máy điều hòa không khí mới , hãy lựa chọn nhà cung cấp điều hòa uy tín, nhờ họ tính toán chính xác công suất điều hòa phù hợp cho nhu cầu làm mát của diện tích nhà bạn.
6.Lắp điều hòa ở vị trí góc tường nóng
Nhiều gia đình Việt cho tới nay vẫn tin rằng lắp đặt và sử dụng điều hòa ở khu vực nóng nhất phòng, thậm chí là trong góc tường sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải và chạy tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Bằng cách này, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.
7. Chỉnh nhiệt độ quá thấp:
Rất nhiều người dùng điều hòa nhiệt độ nghĩ rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn sẽ làm điều hòa tăng công suất và phòng mát nhanh hơn. Thế nhưng dù nhiệt độ 25 độ C hay 16 độ C thì vẫn không thể thay đổi nhiệt độ thực tế trong phòng. Hơn nữa, khi chọn nhiệt độ quá thấp, máy sẽ phải làm việc liên tục, dẫn đến tăng điện năng sử dụng và giảm tuổi thọ của máy lạnh.
Kể cả với các mẫu điều hòa Inverter thì cách làm này chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ, máy chỉ có thể giảm công suất chứ không thể tăng công suất vượt mức giới hạn của nó. Chưa kể nếu nhiệt độ qua thấp so với bên ngoài thì sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt khi chúng ta bước từ phòng ra ngoài.
-
Điều hòa treo tường
Điều hòa Sumikura Điều hòa FunikiĐIỀU HOÀ FUNIKI 1 CHIỀU LẠNH (GAS R32) ĐIỀU HOÀ FUNIKI 2 CHIỀU NÓNG - LẠNH (GAS R32) ĐIỀU HOÀ FUNIKI 1 CHIỀU LẠNH INVERTER (R32) ĐIỀU HOÀ FUNIKI 2 CHIỀU NÓNG - LẠNH INVERTERĐIều hòa Nagakawa Điều hòa Mitsubishi HeavyTHƯỜNG LOẠI TIÊU CHUẨN 1 CHIỀU THƯỜNG LOẠI SANG TRỌNG 1 CHIỀU INVERTER LOẠI SANG TRỌNG 1 CHIỀU INVERTER LOẠI SIÊU SANG TRỌNG 1 CHIỀU INVERTER LOẠI SANG TRỌNG 2 CHIỀU INVERTER LOẠI SIÊU SANG TRỌNG 2 CHIỀUĐiều hòa General
- Điều hòa âm trần Cassette
- Điều hòa tủ đứng
- Điều hòa áp trần
- Điều hòa nối ống gió
- Điều hòa Multi
- Điều hòa trung tâm